Cách xử lý trẻ bị hăm ở vùng kín nhanh phục hồi

Thời tiết nóng nực khiến trẻ dễ mắc các bệnh ngoài da, trong đó thường gặp phải kể tới chứng hăm ở vùng kín. Trẻ bị hăm ở vùng kín là nỗi lo của rất nhiều bậc cha mẹ, nhất là với những gia đình có con gái. Đây là vùng da khá nhạy cảm của bé, mẹ cần sớm phát hiện và điều trị kịp thời tránh gây hậu quả sau này. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để nhận lời khuyên từ chuyên gia!

Trẻ bị hăm ở vùng kín

Trẻ bị hăm ở vùng kín là gì?

Giai đoạn từ 0 - 12 tháng tuổi, làn da nhạy cảm của bé sẽ dễ bị kích ứng ngay cả với những tác động tưởng chừng như vô hại. Trong đó thường gặp nhất là chứng hăm da. Đây là một bệnh lý ngoài da, vị trí dễ bị nhất là vùng kín và có tỷ lệ bé gái gặp phải nhiều hơn là bé trai.

Vùng kín chính là nơi trú ngụ của các loại nấm và vi khuẩn. Khi xuất hiện sự cọ xát, vết xước, chúng sẽ thừa cơ hội tấn công gây nên tình trạng hăm vùng kín. Khi bị hăm vùng kín, trên da của bé sẽ xuất hiện những nếp gấp, có dấu hiệu viêm, sưng đỏ, mụn nhỏ li ti, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Nhất là khi bị hăm ở vùng kín, trẻ sẽ cảm thấy vô cùng đau rát khi dính nước hoặc nước tiểu.

Hăm vùng kín là bệnh gì?
Hăm vùng kín là bệnh gì?

Để nhận biết trẻ bị hăm vùng kín hay không, cha mẹ hãy dựa vào một số đặc điểm dưới đây:

  • Ở hai bên bẹn gần vùng kín bị ửng đỏ, căng bóng, xuất hiện nốt mụn nhỏ.
  • Nốt phan ban có thể lan rộng ra vùng da xung quanh.
  • Bé ngứa ngáy, quấy khóc khi đi tiểu, khó chịu trong mọi sinh hoạt.
  • Ở những bé lớn hơn, trẻ sẽ kêu ngứa, đau rát và thường lấy tay gãi.
  • Nhìn chung, đây là một bệnh lý ngoài da rất dễ dàng nhận biết. Chỉ cần nhìn vào vị trí cũng như các biểu hiện bên ngoài là mẹ có thể biết bé có bị hăm vùng kín hay không.
Xem thêm: Bà bầu bị hăm háng phải làm sao?

Nguyên nhân trẻ bị hăm ở vùng kín

Do vệ sinh kém

Vùng kín là một cơ quan vô cùng nhạy cảm, nơi thường xuyên tiếp xúc với nước tiểu và phân nên rất dễ bị lây nhiễm. Vì vậy, nếu việc vệ sinh, tắm rửa cho bé không được quan tâm đúng mức sẽ gây hăm da. 

Bên cạnh đó, việc mẹ lựa chọn sai xà phòng để vệ sinh cho da bé cũng là nguyên nhân khiến da vùng kín bị kích ứng. Từ đó dễ gây ra tình trạng trẻ bị hăm ở vùng kín. 

Do đóng bỉm nhiều

Đây là tình trạng phổ biến gây nên hăm vùng kín ở trẻ nhỏ. Ngày nay, rất nhiều bà mẹ cho bé đóng bỉm 24/24 để thuận tiện cho bé vui chơi, ngủ nghỉ. Tuy nhiên, việc đóng bỉm kín mít, cộng với công tác vệ sinh không được quan tâm đúng mức, trẻ sẽ rất dễ bị hăm vùng kín.

Đóng bỉm nhiều giờ
Đóng bỉm nhiều giờ

Ngoài ra, việc cho trẻ dùng các loại tã, bỉm kém chất lượng cũng có thể dẫn tới tình trạng hăm vùng kín. Khả năng thấm hút của các loại bỉm này rất kém, khiến nước tiểu bị ứ đọng, nếu trẻ không được thay bỉm thường xuyên thì dẫn dễ bị vi khuẩn, nấm tấn công.

Do nhiễm giun kim

Nhiều trường hợp trẻ bị hăm vùng kín được chẩn đoán là do nhiễm giun kim. Khi bé không được tẩy giun đúng định kỳ, giun sẽ phát triển và xâm nhập từ hậu môn vào vùng kín, khiến cho trẻ bị ngứa ngáy và gãi dữ dội. Từ đó vùng kín của bé bị ứng đỏ, trầy xước, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây hăm.

Do viêm nhiễm vùng kín

Viêm nhiễm phụ khoa không chỉ là bệnh lý của riêng người lớn, mà trẻ nhỏ cũng có nguy cơ gặp phải. Vùng kín của bé trai và bé gái khi chưa đến tuổi dậy bị thiếu rào chắn bảo vệ, do đó sẽ rất dễ bị kích ứng hoặc dễ bị lây nhiễm bởi các loại vi khuẩn, nấm sinh ra từ nước tiểu, phân, vệ sinh không đúng cách, mặc quần áo ẩm ướt,...

Trẻ bị hăm ở vùng kín có nguy hiểm không?

Tùy vào tình trạng bệnh lý và thể trạng của bé mà hăm vùng kín sẽ gây ra những hệ lụy xấu tới sức khỏe của trẻ. Khi trẻ bị hăm ở vùng kín, bé sẽ cảm thấy vô cùng khó chịu, khóc quấy, dễ giật mình, cáu gắt,... khiến trẻ lười ăn, bỏ bú. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe cũng như cân nặng của trẻ.

Vệ sinh vùng kín cho trẻ
Vệ sinh vùng kín cho trẻ

Ngoài ra, trường hợp bị hăm vùng kín nặng, bé có thể bị viêm nhiễm. Nếu kéo dài sẽ khiến bệnh diễn biến phức tạp, gây nhiễm trùng đường tiểu dưới. Tình trạng này sẽ nguy hiểm hơn nếu như xảy ra ở bé gái, có thể gây viêm âm đạp, ảnh hưởng tới khả năng sinh sản sau này. Mặc dù, hăm vùng kín chỉ là một bệnh lý ngoài da, nhưng nếu không được chăm sóc đúng mức và kịp thời sẽ gây hậu quả vô cùng nghiêm trọng, thậm chí ảnh hưởng đến tương lai sau này của con. Do vậy, khi thấy con có dấu hiệu của chứng hăm vùng kín, bố mẹ nên có biện pháp can thiệp kịp thời để tránh bệnh biến chứng, gây khó kiểm soát.

Xem thêm: Bé bị hăm mông phải làm sao?

Mẹ cần làm gì khi trẻ bị hăm ở vùng kín?

Trẻ bị hăm ở vùng kín sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe nếu được phát hiện và xử lý kịp thời. Đầu tiên, mẹ cần vệ sinh vùng da bị hăm cho trẻ trước khi tác động với bất kỳ biện pháp điều trị nào.

Hướng dẫn vệ sinh vùng kín cho trẻ đúng cách:

  • Mẹ chuẩn bị một chiếc khăn mềm và thau nước ấm. 
  • Nhúng khăn vào nước rồi vệ sinh vùng kín cho trẻ.
  • Mẹ nên vệ sinh từ đằng trước ra đằng sau, tránh làm ngược lại sẽ khiến vi khuẩn từ hậu môn xâm nhập vào vùng kín.
  • Mẹ chỉ nên vệ sinh vùng da ngoài của bộ phận sinh dục, tránh lau sâu vào bên trong.
  • Da trẻ rất nhạy cảm, do đó, khi vệ sinh mẹ cần hết sức nhẹ nhàng, tránh chà xát làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Sau khi vệ sinh xong, mẹ nên dùng một chiếc khăn mềm lau lại để cho vùng kín được khô ráo.
  • Việc vệ sinh vùng kín cho trẻ cần được thực hiện mỗi ngày. 

Bên cạnh việc vệ sinh cho trẻ mỗi ngày, mẹ cũng nên thay tã thường xuyên cho bé để hạn chế tình trạng nước tiểu trong tã thấm ngược vào vùng kín gây viêm nhiễm.

Sau khi các bước vệ sinh được hoàn tất, để nhanh chóng kiểm soát được vùng da bị hăm của trẻ, mẹ nên áp dụng một số cách điều trị an toàn, hiệu quả dưới đây:

5 cách trị trẻ bị hăm ở vùng kín tự nhiên, an toàn

1. Dầu tràm

Mẹ pha dầu tràm với dầu nền rồi thoa nhẹ nhàng nên vùng da bé bị hăm. Cách này sẽ giúp trẻ bị hăm ở vùng kín bớt ngứa, kháng khuẩn, giảm mùi hôi khó chịu.

2. Bột yến mạch

Mẹ cần chuẩn bị khoảng 1 muỗng bột yến mạch, pha với nước ấm rồi cho bé ngâm trong đó từ 10-15 phút. Sau đó cho bé tắm rửa lại bình thường.

Tắm cho trẻ bằng bột yến mạch
Tắm cho trẻ bằng bột yến mạch

Bột yến mạch chứa hàm lượng saponin và protein cao, giúp giảm ngứa và bảo vệ da rất tốt. Bên cạnh đó, thành phần này còn rất lành tính, không gây kích ứng tới vùng da nhạy cảm của bé.

3. Dầu dừa

Với cách trị trẻ bị hăm ở vùng kín bằng dầu dừa, mẹ chỉ cần dùng một lượng nhỏ tinh dầu dừa thoa lên vùng da bé bị hăm. Với đặc tính kháng khuẩn, dầu dừa sẽ giúp da bé không bị kích ứng, giảm ngứa ngáy, khó chịu. Bên cạnh đó, chất béo có trong dầu dừa còn giúp dưỡng ẩm cho da bé, tránh tình trạng khô rát.

4. Lô hội

Lô hội có đặc tính kháng khuẩn, không những thế nó còn rất chứa hàm lượng vitamin E dồi dào. Đây thực sự là "vị thuốc" tuyệt vời trong điều trị trẻ bị hăm ở vùng kín.

Mẹ hãy chuẩn bị một nhánh lô hội, lọc lấy phần thịt, sau đó đắp lên vùng da bé bị hăm. Giữ nguyên cho tới khi da bé khô lại thì rửa lại bằng nước sạch.

5. Sữa mẹ

Trong sữa mẹ có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên mang lại tác dụng tiêu diệt vi khuẩn vô cùng hiệu quả. Để trị trẻ bị hăm ở vùng kín bằng sữa mẹ, bạn chỉ cần thoa sữa lên vùng da bé bị hăm. Lưu ý, với cách này mẹ không cần rửa lại bằng nước mà hãy để khô tự nhiên rồi cho bé mặc quần áo hoặc đóng bỉm bình thường.

Trên đây là một số thông tin xoay quanh bệnh lý cũng như cách điều trị trẻ bị hăm ở vùng kín. Hy vọng thông qua chia sẻ này, mẹ đã biết cách chăm sóc bé yêu khi con bị hăm da. Chúc bé luôn khỏe mạnh và mau lớn.