Bà bầu bị hăm háng phải làm sao để chặn đứng cơn ngứa?
Bà bầu bị hăm háng không còn là tình trạng hiếm gặp. Không chỉ ảnh hưởng đến thể xác, hiện tượng ngứa ngáy, viêm nhiễm trên da do hăm háng còn gây ra sự khó chịu trong tâm lý bà bầu. Vậy bà bầu làm sao để chặn đứng cơn ngứa kinh niên do hăm háng gây ra? Bài viết dưới đây sẽ tìm ra “lối thoát” cho các chị em. Cùng theo dõi nhé!
Bà bầu bị hăm háng là bệnh gì?
Những tưởng rằng, hăm háng chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ, nhưng có một sự thực rằng, đây còn là nỗi ám ảnh vô bờ của các bà mẹ mang thai. Bà bầu bị hăm háng là tình trạng khá phổ biến ở phụ nữ trong thai kỳ. Tuy bệnh hăm háng chỉ là một dạng viêm da ngoài, nhưng tuyệt đối mẹ bầu không được ngó lơ. Nếu không điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh sẽ gây ra những tác động không nhỏ tới sinh hoạt và sức khỏe của mẹ bầu.
Hăm háng là tình trạng mẩn đỏ ở hai bên háng, kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy trên da vô cùng khó chịu. Đôi khi, tình trạng hăm háng còn kéo theo các nốt đỏ chứa dịch, khiến vùng đùi bị ẩm ướt. Nếu bà bầu liên tục gãi, những nốt ngứa này có thể lây lan nhanh chóng sang các vùng da lân cận, như vùng kín, hông,...
Tuy vào cơ địa của từng người mà tình trạng ngứa da sẽ khác nhau. Có những bà bầu bị hăm háng ngứa dữ dội, nhưng cũng có người chỉ bị ngứa từng cơn như ong chích,...
Lý giải nguyên nhân bà bầu bị hăm háng
Bà bầu bị hăm háng được cho là do những nguyên nhân sau đây:
Thay đổi nội tiết tố
Các chuyên gia y tế cho biết, trong thời gian mang thai, bà bầu không chỉ bị thay đổi vóc dáng, làn da, tính cách mà mà ngay cả nội tiết tố nữ estrogen cũng sản sinh ra đột biến, khiến chị em đổ nhiều mô hôi. Trong đó có cả vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, sinh sôi và gây viêm nhiễm, ngứa ngay.
Viêm nhiễm âm đạo
Trong những tháng đầu của thai sản, nhiều bà bầu bị viêm nhiễm âm đạo. Với các biểu hiện ban đầu là ngứa hai bên háng và xung quanh vùng kín.
Độ PH âm đạo thay đổi
Độ PH âm đạo thay đổi cũng là một trong những lý do vì sao bà bầu bị hăm háng. Theo các chuyên gia y tế cho biết, trong thời kỳ thai sản, độ PH - tính kiềm tại vùng âm đạo sẽ tăng lên bất thường, làm mất cân bằng độ PH âm đạo. Từ đó gia tăng nguy cơ gây ngứa ngáy, viêm nhiễm vùng kín..
Một số nguyên nhân khác
- Mẹ bầu nóng trong người, khiến cơ thể đổ nhiều mồ hôi khiến vùng háng bị ẩm ướt. Từ đó tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây ra hiện tượng viêm nhiễm.
- Trong thời kỳ mang thai, kích thước thai nhi sẽ lớn lên, kéo theo kích thích các vùng da ở bụng, háng bị căng ra, dẫn đến hiện tượng rạn da. Sự biến đổi bất thường trên da sẽ làm mất hàng rào bảo vệ, từ đó mẹ bầu sẽ dễ bị ngứa ngáy, khó chịu, cộng thêm tác động thông qua việc gãi, vùng da bị tổn thương sẽ dẫn đến viêm nhiễm.
- Bà bầu ở tháng thứ 4 trong thời kỳ thai sản có thể gặp tình trạng viêm nang lông. Hiện tượng này có thể gây kích ứng những vùng da có lông, đặc biệt là vùng háng và vùng kín.
- Cơ thể phụ nữ khi mang bầu thay đổi rất nhiều, khiến chị em vô cùng mệt mỏi. Đôi khi điều này đã làm cho mẹ bầu lơ là đi việc vệ sinh cá nhân hoặc làm qua loa. Đây cũng là lý do khiến bà bầu bị hăm háng.
Xem thêm: Bé bị hăm mông phải làm sao?
Dấu hiệu nhận biết bà bầu bị hăm háng
Khi bà bầu bị hăm háng, vùng da phần mông, đùi thường dễ bị tổn thương nhất. Với các triệu chứng dễ nhận biết như sau:
- Vùng da tổn thương bị ứng đỏ, khô rát.
- Có cảm giác ngứa ngáy, kèm theo các mụn đỏ.
- Mùi khai rất khó chịu.
Về cơ bản, bà bầu bị hăm háng sẽ không ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, nếu không can thiệp kịp thời và điều trị đúng cách, bệnh này sẽ gây ra muôn vàn nỗi phiền toái cho mẹ bầu. Chẳng hạn như, bất tiện trong sinh hoạt, khi vùng da háng bị hăm khi tiếp xúc với quần áo hay nước tiểu sẽ gây đau, rát, khó chịu. Bên cạnh đó, những cơn ngứa bùng phát vào buổi tối cũng khiến mẹ bầu chẳng thể ngủ ngon, ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và thai nhi.
Cách chăm sóc bà bầu bị hăm háng
Trong thời kỳ mang thai, dùng thuốc kháng sinh được coi là điều cấm kỵ. Bởi các thành phần hóa học trong thuốc có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của thai nhi trong bụng. Tương tự như vậy, khi bà bầu bị hăm háng cũng không được tùy tiện sử dụng thuốc kháng sinh. Vậy có cách nào để điều trị tận gốc căn bệnh này. Dưới đây là một bài gợi ý cho bà bầu bị hăm háng:
Không được gãi
Lưu ý đầu tiên cho bà bầu bị hăm háng đó chính là tuyệt đối không được tác động lên vùng da bị tổn thương. Khi bị hăm háng, vùng da sẽ ửng đỏ và gây ngứa khiến cho chị em muốn gãi. Tuy nhiên, tác động này sẽ khiến da háng bị trầy xước, tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng, thậm chí có thể khiến tổn thương trở lên nặng nề hơn.
Do vậy, để rút ngắn thời gian điều trị, bà bầu nên hạn chế gãi. Thay vào đó hãy áp dụng các biện pháp điều trị tích cực dưới đây.
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ
Việc vệ sinh vùng kín cần được thực hiện hàng ngày. Tuy nhiên, chị em lưu ý một số điều như:
- Nên lựa chọn các loại nước vệ sinh chuyên dụng dành riêng cho vùng kín.
- Không được vệ sinh bằng loại xà phòng có chứa chất tẩy rửa mạnh.
- Không được sử dụng nước quá nóng để vệ sinh, nên chế thêm với nước lạnh.
- Ngoài việc sử dụng các loại nước vệ sinh chuyên dùng bán tại các cửa hàng dược phẩm, mẹ có thể nấu nước trà xanh hoặc lá trầu không để rửa vùng kín. Hai loại nguyên liệu này đều có tác dụng kháng khuẩn, ngừa nấm, viêm rất cao. Hơn nữa, chúng còn lành tính không gây dị ứng cho mẹ bầu.
Sử dụng kem dưỡng da cho bà bầu
Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại kem bôi da dành riêng cho phụ nữ có thai. Nên lựa chọn các loại kem không mùi, vì sẽ tốt hơn cho làn da nhạy cảm của bà bầu. Các loại kem này ngoài công dụng làm mát da, giúp da trở lên dịu nhẹ còn có khả năng giảm ngứa khá tốt. Từ đó giúp bà bầu nhanh chóng kiểm soát được tình trạng hăm háng.
Chọn quần áo thoải mái
Việc lựa chọn quần áo hợp lý sẽ giúp bà bầu hạn chế được những tác động không đáng có lên vùng da bị tổn thương. Các chuyên gia y tế khuyên bà bầu nên mặc những bộ trang phục rộng rãi, thoải mái, có chất vải thoáng mát, mềm mịn. Đặc biệt là đồ lót nên lựa chọn chất vải cotton, để tránh gây bí.
Khi giặt đồ, cần phơi khô quần áo dưới nắng để vi khuẩn bị tiêu diệt, không bám bíu trên quần, áo. Điều này cũng đồng nghĩa với việc, bạn không nên mặc đồ ẩm ướt, đặc biệt là quần lót, bởi nó sẽ khiến tình trạng viêm da của bạn ngày càng nặng nề hơn. Bên cạnh đó, vào mùa hè, bà bầu nên hạn chế ra ngoài nắng để tránh đổ mồ hôi.
Chế độ ăn uống hợp lý
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch của bà bầu. Từ đó tạo hàng rào bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn.
Bà bầu bị hăm háng ngoài việc áp dụng các biện pháp nhằm hạn chế tình trạng viêm nhiễm, ngứa ngày, đừng quên bổ sung cho mình những thực phẩm bổ dưỡng.
Bạn nên tăng cường các thực phẩm giàu Vitamin A, D như trứng, gan, rau củ quả, sữa, cá biển,... Ngoài ra, trong khi chế biến, bạn nên giảm lượng đường, độ cay trong món ăn để hạn chế sự kích ứng da. Bên cạnh đó không thể quên bổ sung nước uống mỗi ngày để thanh lọc cơ thể.
Qua những thông tin về bà bầu bị hăm háng đã tổng hợp trên đây. Hy vọng chị em biết cách giữ gìn và phòng tránh cho mình trong giai đoạn mang thai để không ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi. Chúc bạn sớm bình phục!