Bé bị hăm mông quấy khóc, mẹ phải làm sao?

Làn da mỏng manh của bé vô cùng nhạy cảm với sự thay đổi của thời tiết, nóng nực, mồ hôi, nước tiểu, phân,... Tất cả những tác nhân này đều có thể khiến bé bị hăm mông. Theo thống kê cho thấy, cứ 4 trẻ thì có 1 trẻ bị hăm mông. Tình trạng này khiến bé rất khó chịu, quấy khóc liên tục, thậm chí là bỏ ăn. Vậy mẹ nên đối phó thế nào khi bé bị hăm mông? Bài viết dưới đây sẽ mách mẹ các cách trị hăm mông cho trẻ. Cùng theo dõi nhé!

Bé bị hăm mông là gì?

Hăm mông là bệnh gì?
Hăm mông là bệnh gì?

Hăm mông hay hăm tã là chứng bệnh ngoài da thường xảy ra ở trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 8 tháng đến 1 năm. Tình trạng tổn thương da này thường xuất hiện tại vùng da tiếp xúc với tã. Khi bé bị hăm mông, da của trẻ sẽ xuất hiện những nếp gấp tại mông, đùi, kèm theo đó là hiện tượng viêm, mưng mủ, viêm ngứa vô cùng khó chịu.

Thông thường, trẻ bị hăm mông sẽ phải trải qua 5 cấp độ, với diễn biến từ nhẹ tới nặng:

  • Hăm mông cấp độ 1: Vùng da mông và bẹn của bé xuất hiện các nốt nổi mẩn, sưng đỏ, nhưng vẫn khô ráo.
  • Hăm mông cấp độ 2: Vùng da bị hăm có dấu hiệu sưng đỏ hơn, xuất hiện các nốt li ti. Các triệu chứng này bắt đầu lây lan sang vùng da lân cận.
  • Hăm mông cấp độ 3: Tổn thương trên da ngày càng xuất hiện nhiều, có thể dễ dàng nhận thấy, khiến bé quấy khóc vì ngứa ngáy, khó chịu.
  • Hăm mông cấp độ 4: Các vết gấp tại vùng da mông và đùi khá rõ nét, có thể sưng đỏ, mùi khai khó chịu, thậm chí là mưng mủ gây đau rát khi tiếp xúc với nước.
  • Hăm mông cấp độ 5: Các vết hăm đỏ kèm theo vùng mẩn màu trắng lớn lan xuống đùi, có hiện tượng phù nề, chảy dịch, mùi khai rất đậm.

Với trường hợp hăm mông nặng như cấp độ 4 và cấp độ 5, phụ huynh cần đưa trẻ tới cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị càng sớm càng tốt. Còn với trường hợp hăm tã ở cấp độ nhẹ (1,2,3), phụ huynh có thể tự chăm sóc tại nhà với những biện pháp điều trị thích hợp.

Hé lộ nguyên nhân bé bị hăm mông

Vì sao trẻ bị hăm mông

Dưới đây là những thói quen trong cách chăm sóc bé tưởng chừng như vô hại của mẹ khiến trẻ lĩnh hậu quả, gây nên chứng hăm mông:

  • Sử dụng bỉm, tã không chất lượng: Do mẹ không tìm hiểu kỹ nguồn gốc xuất xứ nên vô tình lựa chọn sai tã, bỉm cho con. Khả năng thấm hút của các loại bỉm, tã kém chất lượng sẽ không cao. Do đó, khi bé đi vệ sinh, lượng chất thải sẽ tồn đọng tại vùng mông trong thời gian dài khiến trẻ bị hăm mông.
  • Sử dụng tã, bỉm sai cách: 80% tình trạng bé bị hăm mông là do mẹ không biết cách dùng tã, bỉm. Chẳng hạn như nhiều bà mẹ có thói quen đóng bỉm, tã cho con 24/24 để bé được vui chơi và ngủ nghỉ thỏa thích mà không bị bỏ dở giữa chừng vì đi vệ sinh. Hoặc quấn bỉm quá chặt, quá lỏng,... Tất cả những điều này đều là nguy cơ khiến hăm mông “ghé thăm” trẻ.
  • Sử dụng quá nhiều phấn rôm: Nhiều mẹ sau khi cho trẻ tắm thường có thói quen bôi phấn rôm lên mông cho bé. Song, do tần suất sử dụng quá nhiều, cùng với một lượng lớn khiến lỗ chân lông bị bít tắc, khó chịu. Điều này có thể gây ra tình trạng hăm mông ở trẻ.
  • Dùng sản phẩm vệ sinh da không phù hợp: Thành phần trong các sản phẩm phẩm vệ sinh da có thể gây hại cho làn da nhạy cảm của bé. Vì vậy, mẹ không nên lựa chọn các sản phẩm chăm sóc da trẻ một cách bừa bãi, đặc biệt là những loại chứa nhiều hương liệu và hóa chất.
  • Bổ sung cho trẻ quá nhiều thực phẩm giàu axit: Các chuyên gia y tế khuyến cáo không nên cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm chứa axit như cam, chanh,... Bởi điều này sẽ làm tăng nguy cơ trẻ bị hăm mông.

Mách mẹ cách trị bé bị hăm mông

Đầu tiên, để kiểm soát các triệu chứng bé bị hăm mông, mẹ cần giữ cho vùng da mông của trẻ luôn thông thoáng. Bằng cách ngưng sử dụng tã, bỉm, bởi nếu tiếp tục dùng, vùng da bị tổn thương sẽ ngày càng bị kích ứng và trở lên nặng nề hơn.

Tiếp đó, mẹ nên vệ sinh cơ thể cho bé hàng ngày, nhất là vùng da bị hăm để tránh vết thương lây lan sang khắp phần thân dưới. 

Ngoài ra, mẹ nên áp dụng một số cách trị bé bị hăm mông dưới đây để sớm giải quyết tình trạng viêm da ở trẻ:

Cách 1: Dầu dừa

Dầu dừa được tinh chế từ quả dừa là nguyên liệu cực kỳ an toàn cho da của trẻ. Nó sở hữu khả năng kháng khuẩn, ngăn chặn tình trạng lây lan, đồng thời bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết cho da, ví dụ như Vitamin E, Phytosterol, Phenol. Từ đó mang lại hiệu quả tuyệt vời, giúp tiêu diệt các gốc tự do gây viêm nhiễm, nấm ngứa ở trẻ bị hăm mông.

Dầu dừa
Dầu dừa

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị dầu dừa và 1 chiếc khăn sạch.
  • Tắm cho trẻ bằng nước ấm, đồng thời vệ sinh tay mẹ thật sạch sẽ.
  • Đổ một lượng dầu dừa vừa đủ lên tay rồi xoa lên vùng da bé bị hăm.
  • Mát xa khoảng 5-10 phút cho tinh chất thẩm thấu vào da.
  • Sau khi xoa dầu dừa, mẹ lưu ý không được đóng bỉm, tã cho bé ít nhất 4 tiếng.

Cách 2: Lá trầu không

Các nhà khoa học tìm ra trong lá trầu không có chứa một hoạt chất chống viêm rất hiệu nghiệm, đó chính là Chavicol. Không những vậy, nó còn kích thích tế bào nhanh lên da non, giúp vết hăm của bé mau lành hơn.

Lá trầu không
Lá trầu không

Bên cạnh đó, lượng tinh dầu trong lá trầu không còn có khả năng sát trùng cực mạnh, mà không gây hại cho da bé.

Cách thực hiện: 

  • Chuẩn bị 4-5 lá trầu không tươi, rửa sạch với nước muối pha loãng.
  • Vò lá trầu không, rồi đun cùng với 1 lít khoảng 15 phút.
  • Chờ nước nguội, mẹ dùng một chiếc khăn sạch, thấm nước trầu không rồi lau lên vùng da bị hăm.
  • Áp dụng cách này liên tục trong 4-5 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.

Cách 3: Lá khế

Nghiên cứu y học hiện đại đã chỉ ra, trong lá khế có chứa một lượng lớn vitamin C và các khoáng chất như kẽm, photpho, sắt, magie,... Chúng có tác dụng thúc đẩy vết thương phục hồi nhanh chóng, kìm hãm sự lây lan tại vùng da bị hăm. Bên cạnh đó, lá khế cũng có tác dụng giảm ngứa, tiêu viêm, giải độc rất hiệu quả. Từ đó giúp kiểm soát nhanh chóng tình trạng bé bị hăm mông.

Lá khế
Lá khế

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị 1 nắm lá khế non, rửa sạch rồi ngâm với nước muối pha loãng.
  • Xay nhuyễn lá khế cùng với một chút muối tinh.
  • Đun sôi hỗn hợp trên với 1 lít nước.
  • Lọc bỏ bã, sử dụng phần nước xoa lên vùng da bị bé hăm.
  • Áp dụng 3-4 ngày, tình trạng hăm mông của bé sẽ được kiểm soát.

Cách 4: Dầu tràm

Dầu tràm được tinh chế từ cây tràm trà nên cực kỳ an toàn với làn da nhạy cảm của trẻ nhỏ. Cineol và α-Terpineol là hai hoạt chất chính được tìm thấy trong dầu chờm. Chúng có tác dụng chống viêm, kháng khuẩn cực kỳ hiệu quả, giúp kìm hãm sự lây lan của các vi khuẩn.

Mùi thơm của tinh dầu tràm được tạo nên bởi Hydrocarbon không chỉ mang lại cảm giác thư thái, mà còn giúp giải phóng sự bít tắc lỗ chân lông. Từ đó làm tăng khả năng thẩm thấu của tinh dầu lên da bé, khiến quá trình điều trị nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Cách thực hiện:

  • Chuẩn bị tinh dầu tràm không pha chế
  • Nhỏ lượng vừa đủ tinh dầu trực tiếp lên da bé.
  • Xoa đều, kết hợp với các động tác mát xa để tinh chất thẩm thấu đều lên da bé.
  • Không rửa lại bằng nước để khô tự nhiên.
  • Thực hiện cách này mỗi ngày sau khi cho bé tắm để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bé bị hăm mông không phải là tình trạng quá nguy hiểm nhưng nó lại gây nhiều phiền toái cho con. Hy vọng với các mẹo trị hăm mông trên đây đã giúp mẹ trang bị cho mình thêm nhiều kiến thức để chăm sóc con yêu.