7 mẹo “xử đẹp” tình trạng ngạt mũi, khó thở ở trẻ

Ngạt mũi là triệu chứng thường gặp ở trẻ. Tình trạng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, có thể do thời tiết thay đổi, bé hít phải bụi bẩn hoặc mắc phải bệnh lý viêm đường hô hấp nào đó. Khi bé bị ngạt mũi, khả năng hô hấp sẽ giảm sút, gây ra sự khó chịu, thậm chí ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục bé bị ngạt mũi mà phụ huynh nên tham khảo.

Mẹo hay cải thiện tình trạng bé bị ngạt mũi
Mẹo hay cải thiện tình trạng bé bị ngạt mũi

Nguyên nhân gây ngạt mũi ở trẻ

  • Cảm cúm, dị ứng, nhiễm lạnh
  • Nhiễm khuẩn đường hô hấp: Viêm đường hô hấp, viêm mũi họng,...
  • Bệnh lý về mũi họng: Lệch vách ngăn mũi, viêm xoang, khối u ở mũi,...
  • Bé bị vướng dị vật trong khoang mũi

Triệu chứng của bệnh nghẹt mũi

  • Thở khò khè, khó thở, bỏ bú, khó ngủ
  • Kèm theo triệu chứng sổ mũi, ho và hắt hơi
  • Thở bằng miệng, họng đau, khô rát
  • Nhức đầu, khó tập trung, lồng ngực xẹp.
Xem thêm: Thuốc Dân Gian Trị Ngạt Mũi Cho Trẻ Sơ Sinh

Biện pháp trị ngạt mũi cho bé đơn giản, hiệu quả

Bé bị ngạt mũi nên thường xuyên phải thở bằng miệng. Việc miệng lúc nào cũng mở sẽ khiến vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công đường hô hấp gây ho và viêm họng cho bé. Do đó, ngay khi phát hiện bé có biểu hiện ngạt mũi, mẹ hãy áp dụng một số biện pháp sau:

Vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối

Cách này sẽ giúp làm loãng dịch mũi, thông thoáng đường thở, cho bé cảm giác dễ chịu hơn.

Vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối
Vệ sinh mũi bằng dung dịch nước muối

Để thực hiện vệ sinh mũi cho bé, mẹ cần mua dung dịch nước muối sinh lý với nồng độ phù hợp tại các cửa hàng dược phẩm. Đặt bé ở tư thế nghiêng rồi nhỏ 2-3 giọt dung dịch nước muối vào hốc mũi. Chờ khoảng 1 phút để dịch mũi được làm loãng. Sau đó, mẹ có thể hướng dẫn bé xì mũi hoặc dùng dụng cụ hút mũi để đẩy chất dịch ra khỏi khoang mũi. Cuối cùng là dùng khăn mềm lau miệng và mũi cho bé thật sạch.

Làm thông mũi

  • Làm sạch mũi bằng bấc sâu kèn: Chuẩn bị khăn giấy mềm, dai để làm bấc sâu kèn. Mẹ hãy đặt khăn giấy vào hốc mũi của bé. Nó sẽ có tác dụng thấm dịch mũi. Cần thay liên tục cho tới khi mũi sạch.
  • Hút mũi: Mẹ có thể tìm mua dụng cụ hút mũi dạng vòi thông hoặc quả bóng tròn để vệ sinh mũi cho bé dễ thở hơn.

Xông hơi

Xông hơi là cách đơn giản nhưng vô cùng hữu hiệu, giúp giảm tình trạng khó thở, khò khè ở bé bị ngạt mũi. Mẹ có thể xông hơi cho bé khi tắm thông qua nước nóng. Hoặc có thể tự chế nước xông hơi cho bé.

Một số thảo dược có thể nấu nước xông hơi cho bé như: lá tre, kinh giới, tía tô,...

Do trẻ còn nhỏ nên bố mẹ cần kiểm soát nhiệt độ của nước xông hơi để phòng trường hợp bé bị bỏng hoặc thiếu oxy.

Uống nhiều nước

Cơ thể được cung cấp đủ lượng nước sẽ giúp các cơ quan hoạt động trơn tru hơn, đồng thời cải thiện sức đề kháng để chống lại tác nhân gây bệnh. Do đó, khi bé bị ngạt mũi, mẹ đừng quên cho bé uống đủ nhu cầu nước mỗi ngày nhé!

Ngoài nước lọc, mẹ có thể cho bé uống thêm sữa, súp, canh, nước ép trái cây,...

Bổ sung cho bé đủ nước
Bổ sung cho bé đủ nước

Tinh dầu bạc hà

Với công dụng làm giãn mạch máu, cải thiện lưu thông khí, sử dụng tinh dầu bạc hà là giải pháp hiệu quả để giảm bớt tình trạng nghẹt mũi cho bé.

Mẹ có thể đặt tinh dầu bạc hà trong phòng ngủ của bé hoặc nếu muốn đạt hiệu quả cao hơn, hãy massage cho bé nhé! Trong quá trình thực hiện, mẹ nên chú ý quan sát phản ứng của bé, xem bé có tỏ ra thích mùi hương này hay không nhé!

Kê gối cao đầu

Đầu cao hơn phần thân sẽ giúp bé thở dễ dàng hơn trong lúc ngủ. Vì thế, mẹ hãy áp dụng cách này khi bé có dấu hiệu ngạt mũi nhé. Bên cạnh đó, mẹ có thể day nhẹ cánh mũi của bé để bé cảm thấy dễ chịu hơn nhé.

Kê gối cao cho bé khi ngủ
Kê gối cao cho bé khi ngủ

Chườm nước ấm lên tai

Hai bên tai của con người có chứa nhiều dây thần kinh quan trọng, giúp tăng khả năng lưu thông ở mũi. Khi tiếp xúc với nhiệt độ cao sẽ giúp lỗ huyết quản giãn và làm thông mũi.

Mẹ nhúng khăn vào nước ấm, sau đó tiến hành chườm lên tai bé trong khoảng 10 - 15 phút. 

Trên đây là một số biện pháp khắc phục tình trạng bé bị ngạt mũi. Mong rằng chia sẻ này bé cải thiện triệu chứng khó thở để bé vui chơi, ăn uống và ngủ ngon hơn.